4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn gia đình gồm nhóm ngũ cốc, nhóm thực phẩm giàu đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo và nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Mẹ nên quan tâm để giúp cả gia đình luôn khỏe mạnh, đầy năng lượng, nâng cao cuộc sống cho cả gia đình nhé! Bài viết sau đây, Cùng Ajimayo tìm hiểu chi tiết về 4 nhóm dinh dưỡng này nhé!
Ảnh: viendinhduonglamsang.com
Nhóm ngũ cốc gồm: gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất, chứa nhiều vitamin B, B1, chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi, cần thiết cho cơ thể. Các loại thực phẩm như: gạo lứt, khoai lang, khoai tây, ngô,… chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng cường sức khỏe, năng lượng và đa dạng bữa ăn của bạn.
Ngũ cốc cung cấp năng lượng thấp, chỉ nên chiếm 55-67% (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và phần còn lại 13-20% là từ chất đạm nhưng đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tất cả hoạt động bình thường.
Ảnh: bachhoaxanh.com
Nhóm thực phẩm giàu đạm gồm các loại thịt từ: gia súc (bò, lợn,…), gia cầm (gà, vịt, chim,…), các loại hải sản (tôm, cá, cua, ốc) và đạm thực vật từ các loại hạt, đậu, đỗ,… Đây là thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý khẩu phẩn ăn, thực đơn chất đạm hợp lý tránh lạm dụng sẽ gây hại đến sức khỏe.
Ví dụ: chất đạm trong thịt bò, thịt lợn,… giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ nhưng ăn nhiều lại dễ mắc bệnh tim mạch, bệnh gout,.. Mẹ nên chế biến các món ăn từ thịt gà, vịt, ngan, chim… và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần, vừa giúp phong phú thực đơn vừa bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Đừng quên, ăn kèm các loại hạt, đậu đỗ nhé!
Ảnh: Blog.adayroi.com
Nhóm chất béo gồm mỡ động vật và dầu thực vật, đây là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Mẹ nên chọn mỡ thực vật hơn là mỡ động vật ( chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
Để bảo vệ sức khỏe cả gia đình, tránh các bệnh như béo phì, ung thư, nóng trong người thì mẹ nên chọn ăn các món luộc, hấp để giảm mất mát các chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm gây tác hại cho sức khỏe.
Ảnh: hellobacsi.com
Nhóm rau xanh và hoa quả tươi được khuyến khích ăn nhiều, chọn đa dạng các thực phẩm từ rau xanh nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxi hóa giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Cụ thể, các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ, quả mọng, rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng và chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, giúp tăng trưởng và phát triển tốt.
Ảnh: khoahoctv
Từ những chia sẻ trên, Ajimayo chúc các mẹ có những kế hoạch chăm sóc bữa ăn cho cả gia đình hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn.
Thực đơn món ăn hàng ngày